Banner centerlawLogo centerlawLogo centerlaw

 

 

 

Trong nhịp sống ngày càng phát triển, chủ doanh nghiệp cần phải thay đổi so với môi trường kinh doanh truyền thống. Trước tiên đó là việc cần phải Thành lập công ty ? Tại sao vậy? Vì trước đây, mô hình bán buôn bán lẻ theo nhu cầu khách hàng, nhưng vào thời điểm hiện tại, mọi thứ đã thay đổi. Chính sách pháp luật, đòi hỏi môi trường kinh doanh sôi động hơn, chuẩn chỉnh hơn. Doanh nghiệp cần nhiều khách hàng mới hơn là những  khách hàng quen, vì vậy cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là: Cần phải thay đổi từ đâu, cần làm gì để cạnh tranh được với các đối thủ mới ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường? Đã đến lúc, bạn phải có một công ty của riêng mình, một thương hiệu của riêng mình. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Thành lập công ty có phức tạp không? làm giám đốc có khó không? Câu trả lời của chúng tôi là: “KHÔNG”. Chúng tôi: “VNA CENTER” tư vấn tất cả những điều cần thiết về luật, về pháp lý để bạn yên tâm tạo dựng Doanh nghiệp  của riêng mình.

Quý khách có thể liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được báo giá tốt nhất cho dịch vụ thành lập công ty mới nhất 2024 theo số điện thoại/zalo: 0911.862.293 hoặc 0981.071.639 trước khi tham khảo một số thông tin trong bài viết này.

1.   Ai có thể làm giám đốc?

Thành lập Công ty cần có 1 người đại diện Pháp luật,Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2020, Đại diện Pháp Luật được quy định là:

-         Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp;

-          Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch;

-         Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;

-          Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

 

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này:

Câu hỏi 1: “ Vậy 1 người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?

Câu trả lời là :”CÓ, nếu một người đạt đủ các điều kiện được quy định có thể nắm giữ chức vụ giám đốc/tổng giám đốc ở nhiều công ty khác nhau

Câu hỏi 2: “ Vậy 1 công ty có thể có nhiều người đại diện pháp luật không?”

Câu trả lời là :. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định rằng Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; Điều lệ Công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. 

Do đó, vị trí giám đốc/tổng giám đốc ở một Công ty, hoàn toàn có thể được giữ bởi nhiều người tùy theo sự phân bổ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Điều lệ Công ty.

Câu hỏi 3: “Không có hộ khẩu ở Hà Nội (hoặc hộ khẩu ở nơi đang sinh sống) có mở công ty được không?”

Câu trả lời là :”CÓ”. Căn cứ theo, Luật doanh nghiệp năm 2014; Luật đầu tư năm 2014; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Pháp luật không quy định việc bắt buộc về hộ khẩu, quốc tịch khi thành lập công ty tại Hà Nội hay các tỉnh thành ở Việt Nam. Do đó, cá nhân có hộ khẩu ngoài Hà Nội (ngoài tỉnh) vẫn có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tại như bình thường. 

2.     Để thành lập công ty, bạn phải chuẩn bị những tài liệu gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị tài liệu sau đây:

-          Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty

-          Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như: hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của của người cho thuê/ mượn (nếu là địa chỉ đi thuê/mượn;  hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê (tuy nhiên những tài liệu này là để phục vụ sau khi công ty thành lập xong, cán bộ thuế, cán bộ phường có thể xuống kiểm tra, xác minh địa điểm của doanh nghiệp đặt trụ sở)

3.    Có những loại hình công ty nào? nên mở loại nào?

Căn cứ theo:  Luật doanh Nghiệp 2020:

·         THÀNH LẬP CÔNG TY  TNHH 1 THÀNH VIÊN

 -      Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

-        Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-        Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

-      Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

·         THÀNH LẬP CÔNG TY  TNHH 2 TV TRỞ LÊN

Quy định tương tự như Thành lập công ty TNHH 1TV ở trên nhưng lưu ý thêm:

-         Phải có tối thiểu là 2 thành viên và không vượt quá 50 thành viên. 

-      Các Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

·         THÀNH LẬP CÔNG TY  CỔ PHẦN

  Quy định cũng tương tự  như Thành lập công ty loại hình TNHH, nhưng:

-     Phải có tối thiểu là 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

-          Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

-          Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

-          Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

·      (NGOÀI RA CÒN CÓ LOẠI HÌNH CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN), tuy nhiên đây là 2 loại hình không phổ biến nên chúng tôi không đề cập trong bài viêt này, nếu bạn muốn biết cụ thể hơn có thể để lại câu hỏi cho phòng tư vấn, chúng tôi sẽ giải đáp kỹ hơn)

Kết luận: Như vậy, bạn có thể lựa chọn thành lập công ty tùy theo nhu cầu của mình. Việc ban đầu mô hình nhỏ, không quá yêu cầu cao về bộ máy làm việc và  quản lý thì TNHH có thể là 1 lợi thế. Sau này, khi công ty phát triển hơn, bạn có thể nhờ chúng tôi tư vấn thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp đều được.

4.    Quy định về đặt tên để thành lập công ty như thế nào?

 

 

 

-          Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu,

      -          Không được Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

-       Không được Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.  

     Trong trường hợp này, hãy trao đổi với chúng tôi kỹ hơn về tên công ty bạn muốn đặt,chúng tôi sẽ tra cứu giúp bạn và đưa ra tư vấn phù hợp.

5.     Có thểthành lập công ty  ở đâu? Địa chỉ công ty có thể là nhà chung cư không?

-          Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Chúng tôi khuyến báo bạn đặt địa chỉ ở một địa điểm rõ ràng, trao đổi trước với chủ nhà về việc  treo biển công ty trong suốt quá trình hoạt động. Thứ 2, sau khi thành lập công ty, cán bộ thuế có thể sẽ kiểm tra địa điểm nơi bạn đặt trụ sở, và yêu cầu xuất trình một số giấy tờ liên quan như: sổ đỏ, chứng minh thư chủ nhà, hợp đồng thuê nhà/mượn nhà. Đây cũng là những giấy tờ cần thiết để bạn được ghi nhận chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lý của công ty, vì vậy, hãy hỏi chủ nhà trước về vấn đề này để thuận tiện cho quá trình hoạt động sau này, tránh trường hợp mới mở công ty xong lại phải chuyển trụ sở.

Nếu như bạn thuê địa chỉ tại các tòa nhà văn phòng, có chức năng cho thuê văn phòng, cần làm việc kỹ với bên cho thuê về việc treo biển, hợp đồng thuê, và đặc biệt, yêu cầu đơn vị cho thuê xuất hóa đơn dịch vụ thuê văn phòng cho công ty bạn

Câu hỏi 1: “ Vậy một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty không?”

Cậu trả lời là: “Có”. Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 không cấm việc nhiều công ty có cùng một trụ sở. Tuy nhiên: để thuận lợi khi đăng ký, tránh nhầm lẫn khi giao dịch với khách hàng, các bên phải làm rõ ranh giới trụ sở, tài sản như ghi rõ số tầng hoặc số phòng.

Câu hỏi 2: “Có thể đặt địa chỉ công ty tại chung cư nơi bạn đang sinh sống không?”

  Trả lời: Bạn chỉ được đặt trụ sở công ty ở chung cư nếu căn/tầng đó có chức năng cho thuê văn phòng. Nếu là nhà để ở thì bạn không được đặt. Tuy nhiên ở một số chung cư có chức năng kinh doanh, thương mại cho những tầng 1, tầng 2, tầng 3… Trong trường hợp này cần xuất trình văn bản của chủ đầu tư chứng minh tại khu vực đó có chức năng kinh doanh, thương mại thì được.

6.     Bạn mở công ty để hoạt động về lĩnh vực gì?

Hiện nay, ngành nghề kinh doanh khá đa dạng và không hạn chế, hãy chia sẻ với chúng tôi về những ngành nghề bạn muốn hoạt động sao cho:

-          Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

-        Doanh nghiệp phải đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Và phải duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh.

 -       Các hành vi bị nghiêm cấm: Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Như vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn nhiều lĩnh vực kinh doanh kể cả những ngành dự định kinh doanh trong tương lai. Chúng tôi sẽ căn cứ theo quyết định 27/2018/QĐ/TTg để giúp bạn chọn bảng mã ngành phù hợp theo quy định của pháp luật.

7.    Có cần 1 khoản vốn lớn thì mới có thể thành lập công ty  không?

     

-          Theo quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”.

-          Cá nhân, tổ chức tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty mà không có một con số cụ thể. Tức là không có quy định về số vốn tối thiểu và tối đa.Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động. Nó phụ thuộc vào quyết định của công ty, năng lực tài chính của mỗi thành viên hay mỗi cổ đông.

Lưu ý: Vốn điều lệ là căn cứ để xác định thuế môn bài phải nộp hàng năm. Hiện nay, thuế môn bài có 2 mức như sau: 1. Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: Thuế môn bài: 2.000.000đ/ năm; 2. Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Thuế môn bài: 3.000.000đ/ năm

8.    Thành lập công ty xong có phải đóng thuế không? Đó là những loại thuế nào  ?

Thường doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế chính. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp phải đóng thêm các loại thuế khác như: Thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…

·         Thuế môn bài

-        Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

-          Tổ chức thành lập mới;

-          Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Như vậy, nếu thành lập công ty vào thời điểm này được miễn thuế môn bài

Nếu sau này phía công ty có phát sinh thêm Văn Phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… thì phải nộp bổ sung tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền thuế là 1.000.000đ/ 1 địa điểm.

·         Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

-          Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

-         Thuế GTGT: sẽ báo cáo theo tháng hoặc theo quý, nếu công ty thuộc diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, kê khai báo cáo theo quý, căn cứ vào các hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh trong quý đó.

Hiện nay, đa số các công ty mới thành lập sẽ chọn PP tính thuế GTGT khấu trừ như sau:

-          Mục đích: khai báo doanh thu đầu ra và khai báo thuế GTGT đầu ra đầu vào

-          Từ đó: phát sinh chênh lệch thuế GTGT (chênh lệch thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào)

-          Thuế GTGT đầu ra: căn cứ trên hóa đơn bạn xuất cho khách hàng

-          Thuế GTGT đầu vào: căn cứ các hóa đơn đầu vào của công ty như: mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, đầu tư ban đầu, mua hàng hóa,…

-       TH 1: chênh lệch >0 : số thuế GTGT bạn thu của khách hàng lớn hơn số thuế GTGT bạn đã trả cho các nhà cung cấp (bên bán) => nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước

-        TH 2: chênh lệch <0 số thuế GTGT bạn thu của khách hàng nhỏ hơn số thuế GTGT bạn đã trả cho các nhà cung cấp (bên bán) => phần chênh lệch được khấu trừ chuyển sang quý sau

·         Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

-          Thuế TNDN: tính theo kỳ Báo Cáo Tài Chính (kỳ BCTC của công ty từ 1/1 đến 31/12 hàng năm)

-          Thuế TNDN hạn nộp (nếu phát sinh) là ngày 31/3 của năm sau

-          Thuế TNDN được xác định căn cứ trên lợi nhuận trước thuế của DN

-          Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý (Toàn bộ các Chi P phát sinh hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của công ty)

-          Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất thuế TNDN hiện hành (hiện tại đang là 20%)

·         Thuế Thu nhập cá nhân ( TNCN )

-          Là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Việc đóng loại thuế này cần căn cứ vào hợp đồng lao động mà bạn ký kết với người lao động là: hợp đồng chính thức hay lao động thời vụ.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VNA CENTER  

của chúng tôi bao gồm:  

 1.    QUY TRÌNH CÔNG VIỆC 

-          Tư vấn cho khàng hàng điều kiện  và các vấn đề pháp lý liên quan Thành lập công ty Việt Nam

-          Gửi khách hàng bản báo giá và tư vấn về sự thuận tiện, lợi ích của các gói để khách hàng lựa chọn

-          Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng ký

-          Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

-          Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng

-     Tư vấn cho khách hàng các công việc cần thực hiện sau thành lập công ty

2.   KẾT QUẢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY  (tùy theo gói khách hàng lựa chọn)

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc)

- Thông bảo mã số thuế và cơ quan quản lý thuế (bản gốc)

-  Đăng ký mẫu dấu công ty

- Điều lệ công ty

- Con dấu tròn công ty

- Dấu chức danh

- Bố cáo điện tử  thông tin công ty trên cổng thông tin quốc gia

- Mở tài khoản ngân hàng miễn phí, chọn số đẹp tại một số ngân hàng lớn

- Chữ ký số gói 4 năm sử dụng để kê khai thuế, bảo hiểm, hải quan…

- Hóa đơn điện tử 500 số (Không giới hạn thời gian sử dụng)

-  Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, lên maket hóa đơn

- Miễn phí lập tờ khai thuế môn bài sau khi thành lập DN và các tờ khai khác ban đầu của doanh nghiệp

-  Hỗ trợ tư vấn toàn bộ thủ tục ban đầu sau thành lập với cơ quan thuế

- Hỗ trợ khách hàng báo cáo thuế quý đầu tiên (tương đường 3 tháng) sau thành lập công ty

- Tư vấn pháp luật trọn đời cho doanh nghiệp ( những vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động)

- Dịch vụ cung cấp kế toán thuế trọn gói cho doanh nghiệp 

Chúng tôi tin chắc rằng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn lo lắng trong vấn đề thành lập công ty của mình. CÔNG TY VNA CENTER rất hy vọng được đồng hành cùng bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại, Zalo, hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!

Liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được báo giá cụ thể về dịch vụ thành lập công ty mới nhất 2024 với chi phí tốt nhất:

SĐT/ Zalo:  0911.862.293/ 0981.071.639

Mail:  vnacenter.ltd@gmail.com

Chúc bạn vững vàng chèo lái con thuyền thành công! VNA CENTER  cảm ơn bạn!